Giải pháp chống hàng giả, hàng nhái

Địa chỉ: 66 Lê Tuấn Mậu, Phường 13, Quận 6

Email: dongasafety@gmail.com

|

Hotline: 0983088438

Tiếng Việt Tiếng Anh
Giải pháp chống hàng giả, hàng nhái

line

    Nhân ngày “Phòng chống hàng giả, hàng nhái Việt Nam 29/11”, ngày 27-11 tại TP Hồ Chí Minh, Cục Sở hữu trí tuệ (SHTT) - Văn phòng đại diện tại TPHồ Chí Minh cùng công ty Vina CHG tổ chức diễn đàn chống hàng giả với chủ đề “Hàng giả, hàng không rõ nguồn gốc xuất xứ và vấn đề an toàn sức khỏe cho người tiêu dùng (NTD)”. 

    Tại diễn đàn, nhiều doanh nghiệp (DN) cho rằng, hàng gian, hàng giả, không còn bán lén lút mà đã công khai “đường đường chính chính” như hàng thật. Lý do là chúng biết DN thật sẽ không dám tố cáo, bởi sợ ảnh hưởng đến thương hiệu. Đó chính là “nỗi đau” của rất nhiều DN...

    DN bức xúc, chia sẻ nạn hàng giả chưa được đẩy lùi tại diễn đàn

    Ông Nguyễn Ngọc Tý- Giám đốc điều hành Công ty TNHH Thời trang Nón Sơn bức xúc. “Thực tế, hiện nay có nhiều đơn vị sản xuất hàng giả, có DN với đầy thủ thủ tục pháp lý, có nhà máy, khuôn mẫu, công nhân sản xuất. Nhưng khi bị phát hiện,  các đơn vị này chỉ bị phạt hành chính, xong sau đó họ lại đường đường chính chính tiếp tục làm hàng giả. Lý do tại sao xử phạt xong họ lại tiếp tục sản xuất hàng giả, đó là vì thuốc chưa đủ liều, bệnh mà uống không đúng thuốc thì ung thư di căn, coi như hết thuốc chữa. Đó là thực tế hiện nay, chúng ta chỉ mới phòng chứ chưa chống nạn hàng giả, hàng xâm phạm SHTT”.

     Vậy, để chống nạn hàng giả, xâm phạm SHTT, theo ông Tý kiến nghị: Cần phải tăng thêm quyền hạn cho cơ quan thực thi pháp luật, đặc biệt là cảnh sát kinh tế, Quản lý thị trường (QLTT). Phải xử lý thật mạnh thì mới đủ “liều thuốc” tiêu diệt nạn hàng gian giả, thậm chí rút giấy phép kinh doanh vĩnh viễn DN sản xuất hàng giả; Chống hàng giả nếu chỉ một hai lực lượng thực hiện thì không đủ sức mà phải có sự phối hợp chặt chẽ đồng bộ của các lực lượng, cơ quan ban ngành từ Trung ương đến địa phương. Bên cạnh đó, phải truyền thông sâu rộng về công tác chống giả. Các cơ quan ban ngành từ TW đến địa phương phải phối hợp chặt chẽ.

     

    Ông Trần Minh Loan – Phó chủ tịch Hiệp hội gas Việt Nam đánh giá thủ đoạn, công nghệ làm hàng giả ngày càng tinh vi. DN muốn chống hàng gian, hàng giả cần phải sâu sát, toàn diện hơn; phải được đưa vào chiến lược, văn hóa của công ty. Xác định chống hàng giả là bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng và bảo vệ thương hiệu của DN. DN cần quản lý chặt hệ thống đại lý của mình, phát hiện bán hàng giả thì báo cho cơ quan chức năng cùng phối hợp kiểm tra, xử lý.

    Cán bộ QLTT đang nhận diện sản phẩm thật- giả của DN

    Trước vấn nạn hàng giả, hàng nhái, bà Phạm Thị Đào – Chủ tịch HĐQT, Giám đốc Công ty TNHH SX Mỹ phẩm Anh Đào cho rằng, do chính sách chưa đủ mạnh nên các đối tượng tiếp tục làm hàng giả. Vì vậy, trong khi chờ đợi các cơ quan thực thi vào cuộc thì tự DN phải tự cứu lấy mình. 

    Theo bà Đào, để bảo vệ DN mình, Công ty Anh Đào đã đầu tư nhiều công nghệ hiện đại, tem chống giả, đầu tư hệ thống chính sách bán hàng tại các tỉnh, và mỗi tỉnh sản phẩm đều có mã vùng ở địa phương này không thể bán sản phẩm cho địa phương khác. “Chúng tôi cũng treo gía 600 triệu đồng cho 1 lượt đi bắt hàng giả”, bà Đào khẳng định. 

    Tuy nhiên, bên cạnh việc tập trung chống hàng giả, thì chất lượng sản phẩm phải được ưu tiên hàng đầu. Làm tốt hai việc này thì mới mong đẩy lùi hàng giả, hàng nhái của DN.

     

    Ông Nguyễn Thành Danh - Phó trưởng Ban 389 Bình Dương nhìn nhận. “Có rất nhiều DN biết sản phẩm của mình bị làm giả, làm nhái, giả mạo nhãn mác nhưng không lên tiếng. Thậm chí khi lực lượng chức năng phát hiện ra các vụ việc vi phạm cần sự hợp tác để xử lý, DN cũng không nhiệt tình, mặn mà. Đây là một rào cản rất lớn trong hoạt động quản lý, kiểm soát thị trường của cơ quan chức năng”.

    DN hướng dẫn cho NTD nhận diện hàng thật, hàng giả

    Ông Trần Văn Dũng – Đại diện Tổng Cục QLTT cũng khẳng định, thủ đoạn làm hàng giả, xâm phạm SHTT của các đối tượng ngày càng tinh vi. Không chỉ làm giả hàng sản xuất trong nước mà hiện nay do ảnh hưởng cuộc chiến thương mại Mỹ - Trung vẫn có tình trạng hàng Quốc Quốc “đội lốt” hàng Việt Nam xuất sang Mỹ và ngược lại hàng từ Mỹ cũng “đội lốt” hàng Việt Nam xuất sang Trung Quốc.

    Cũng để phòng, chống hàng giả, xâm phạm SHTT, ông Dũng cũng cho biết, Tổng cục QLTT cũng thực hiện những việc cụ thể như: bất cứ 1 đoàn QLTT đi kiểm tra, thì vài giờ sau đó sẽ đưa thông tin lên cổng thông tin nội bộ thì Tổng cục QLTT nắm được thông tin trong cả nước xảy ra như thế nào. Từ đó, có đánh giá, nhận định, phân tích những nhóm hàng nào, mặt hàng, đối tượng nào, khu vực nào bán và làm hàng giả để có chỉ đạo sát sao hơn. 

    Ngoài ra, QLTT cũng phối hợp với những tập đoàn có giải pháp chống hàng giả, mục đích truy xuất nguồn gốc mặt hàng đó. Điển hình như, thời gian qua, QLTT có phối hợp với 1 tập đoàn của Mỹ, họ hợp tác với các tập đoàn sản xuất ĐTDĐ. Nên khi QLTT kiểm tra thì chỉ chiếu vào thì sẽ có ngay thông tin điện thoại mà mình kiểm tra. Sắp tới, QLTT cũng sẽ mở một trang mạng để tăng cường kết nối giữa DN, NTD với cơ quan QLTT để NTD, DN nắm được thông tin hàng giả.

     

    Thúy Hà.

    Nguồn : Báo Công An Nhân Dân 

    Zalo
    Hotline